Trong giai đoạn đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, quân đội Nga phát huy tối đa ưu thế về tác chiến điện tử, gây nhiễu và làm gián đoạn các nỗ lực trinh sát, liên lạc giữa chỉ huy với binh sĩ Ukraine, khiến các thiết bị chỉ thị mục tiêu cho pháo binh hoạt động không chính xác.
átthủvôhìnhNgagiảmhiệuquảởKhông chỉ gây nhiễu, các khí tài tác chiến điện tử của Nga còn được ví như "sát thủ vô hình" trên chiến trường, bởi mỗi khi binh sĩ Ukraine bật nguồn điện thoại di động, sử dụng thiết bị điều khiển máy bay không người lái (UAV) hay radar phản pháo đều có nguy cơ hứng chịu một trận pháo kích hay tập kích tên lửa.
átthủvôhìnhNgagiảmhiệuquảởTác chiến điện tử được định nghĩa là hoạt động chuyên nhằm vào hệ thống thông tin liên lạc, định vị và dẫn đường của đối phương, nhằm xác định vị trí, làm mù, đánh lừa đối phương hoặc hỗ trợ tung đòn tập kích trực tiếp. Loại hình tác chiến thầm lặng này được áp dụng để chống lại pháo binh, tiêm kích, tên lửa hành trình, UAV của đối phương cũng như bảo vệ lực lượng.
átthủvôhìnhNgagiảmhiệuquảởTuy nhiên, Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) cho hay Nga đã phải giảm đáng kể hoạt động của các khí tài tác chiến điện tử, do phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng: "Sát thủ vô hình" của họ cũng gây nhiễu chính các khí tài liên lạc của đồng đội.
átthủvôhìnhNgagiảmhiệuquảởTheo RUSI, tình trạng "quân ta chống lại quân mình" trong tác chiến điện tử trở nên nghiêm trọng tới mức Nga buộc phải ngừng hoạt động gây nhiễu, làm gián đoạn thông tin liên lạc của Ukraine.
átthủvôhìnhNgagiảmhiệuquảở
Các khí tài tác chiến điện tử của Nga tham gia chiến dịch quân sự tại Ukraine trong video công bố ngày 15/4. Video: BQP Nga.
átthủvôhìnhNgagiảmhiệuquảởTuy nhiên, RUSI cho biết trong thời gian đó, binh sĩ Nga trên mặt đất cũng liên tục báo cáo tình trạng họ không thể liên lạc hiệu quả với nhau. "Mối đe dọa từ việc gián đoạn liên lạc với lực lượng Nga lớn đến mức họ phải thu hẹp đáng kể hoạt động tác chiến điện tử sau hai ngày hoạt động", báo cáo của RUSI có đoạn.
átthủvôhìnhNgagiảmhiệuquảởViệc Nga giảm cường độ tác chiến điện tử đã giúp Ukraine có thời gian sửa chữa hoặc điều chỉnh hệ thống radar quan trọng, khôi phục năng lực của các tổ hợp phòng không.
átthủvôhìnhNgagiảmhiệuquảở"Trong tuần đầu tiên của tháng 3, các tổ hợp phòng không Ukraine bắt đầu gây ra tổn thất đáng kể cho những cuộc xuất kích của máy bay Nga", RUSI đánh giá.
átthủvôhìnhNgagiảmhiệuquảởViện nghiên cứu Anh nhận định thất bại trong chiến dịch gây nhiễu của Nga không phải vì chất lượng của các tổ hợp tác chiến điện tử, mà do các chỉ huy "lập kế hoạch kém, thiếu phối hợp và không quan tâm đến những chi tiết nhỏ" trong quá trình tác chiến.
átthủvôhìnhNgagiảmhiệuquảởNga chưa bình luận về báo cáo của Viện nghiên cứu Anh.
átthủvôhìnhNgagiảmhiệuquảở
Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 8 tháng giao tranh. Đồ họa: WP.
átthủvôhìnhNgagiảmhiệuquảởVai trò của gây nhiễu tại Ukraine phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của tác chiến điện tử trong chiến sự hiện đại, khi tín hiệu vô tuyến, cảm biến hồng ngoại và radar theo dõi đối phương, cũng như hệ thống liên lạc giữa các đơn vị bạn rất quan trọng trong tác chiến hiệp đồng.
átthủvôhìnhNgagiảmhiệuquảởHoạt động gây nhiễu đã được sử dụng phổ biến từ kể từ khi radar phòng không ra đời. Từ những năm 1940, các máy bay đã rải những dải sợi nhôm để đánh lừa radar đối phương.
átthủvôhìnhNgagiảmhiệuquảởCác tổ hợp tác chiến điện tử ngày nay phức tạp hơn. Tổ hợp Krasukha-4 của Nga có thể gây nhiễu tín hiệu vệ tinh, cũng như radar giám sát và vũ khí dẫn đường từ khoảng cách hơn 160 km. Tổ hợp Borisoglebsk-2 có thể gây nhiễu các hệ thống dẫn đường của UAV và tín hiệu vô tuyến kích nổ mìn có điều khiển.
átthủvôhìnhNgagiảmhiệuquảở"Tuy nhiên, những gì diễn ra tại Ukraine dường như cho thấy năng lực tác chiến điện tử cao không đồng nghĩa với lợi thế trên chiến trường. Cuộc đua giữa tác chiến điện tử và các biện pháp đối phó vẫn tiếp diễn", biên tập viên Michael Peck của Business Insidernhận định.
átthủvôhìnhNgagiảmhiệuquảởNguyễn Tiến (Theo Business Insider)
átthủvôhìnhNgagiảmhiệuquảở